Tác dụng phụ của Tretinoin cần phải thận trọng
Tretinoin nổi lên gần đây như là một xu hướng làm đẹp mới của các chị em. Khắp các diễn đàn làm đẹp, ai bị mụn – dùng Tretinoin, ai bị nám, tàn nhang – dùng Tretinoin. Tất cả các vấn đề trên da mặt đều được tư vấn dùng Tretinoin, nhưng thực sự 80% người dùng vẫn chưa hiểu hết về cơ chế hoạt động của Tretinoin. Không phủ nhận tác dụng tuyệt vời nhưng cũng không thể bỏ qua các tác dụng phụ của Tretinoin. Sử dụng Tretinoin giống như việc chơi dao vậy – chơi dao ắt có ngày đứt tay!
Đối với các cô gái am hiểu về nguyên tắc hoạt động của các hoạt chất, chắc chắn sẽ không quá xa lạ về các treatment như BHA, AHA, Niacinamide, Retinol, Tretinoin, Hydroquinone… Tuy nhiên để sử dụng các chất mạnh này, cần phải có một routine skincare phù hợp, thậm chí đối với các hoạt chất quá mạnh như Tretinoin hay Hydroquinone cần sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Sự thèm thuồng dùng các hoạt chất mạnh trên da để thấy hiệu quả nhanh là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, chính sự thèm thuồng này dẫn đến sự quá tải cho da của bạn.
Đúng, khi da quá tải, hoặc bị sốc khi sử dụng hoạt chất mạnh với tần suất quá mạnh sẽ xuất hiện những tác dụng phụ không hề mong muốn. Đây là thời điểm lá chăn da bị yếu đi, dễ bị tấn công từ các tác nhân bên ngoài. Vì vậy câu hỏi ở đây tác dụng phụ của các hoạt chất mạnh có quá nguy hiểm không? Đặc biệt là tác dụng phụ của Tretinoin?
Thận trọng, đây chính là một lời cảnh báo cho ai chuẩn bị sử dụng Tretinoin!
Tác dụng phụ của Tretinoin
Kích ứng nặng
Khi sử dụng tretinoin bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ như: mẩn đỏ, rát, bong ngứa, nghiêm trọng hơn là kích ứng. Điều này xảy ra khi làn da của bạn quá nhạy cảm hoặc do cách sử dụng tretinoin không đúng.
Khô da, mẩn đỏ
Biểu hiện
Sau 2 – 3 ngày sử dụng, da sẽ trở nên khô căng, bong tróc và mẩn đỏ khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên theo các nghiên cứu đã thống kê có hơn 60% trường hợp mới sử dụng tretinoin lần đầu sẽ gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là bởi làn da của bạn chưa kịp thích ứng với tính acid của retinol và phát sinh các kích ứng trên. Đây là tác dụng không mong muốn của tretinoin lên da bạn, nó chỉ là phản ứng tạm thời. Tuy nhiên nếu không có sự theo dõi sát sao sẽ khiến tình trạng bong tróc dần trở nên nghiêm trọng dẫn đến những phản ứng tiêu cực trên da.
Giải pháp khắc phục
Để tránh cho da quá tải, lập tức giãn tần suất sử dụng bằng cách sử dụng chậm lại hoặc dừng ngay tretinoin. Đừng tham lam sử dụng với liều lớn cũng như tần suất liên tục, hãy bắt đầu với lượng nhỏ, tần suất thấp và đi từ nồng độ thấp tới nồng độ cao. Việc này giúp da bạn tiếp nhận dễ dàng hơn. Tăng cường cấp ẩm bổ sung nước cho da, sử dụng kem chống nắng để tránh bị các tác nhân môi trường tác động khiến cho da xuống cấp.
Sau khi giảm tần suất sử dụng mà không thấy đỡ hơn bạn nên dừng và đến gặp ngay bác sĩ da liễu để được tư vấn và chữa trị.
Sưng tấy vùng mắt
Biểu hiện
Da mắt là vùng da vô cùng mỏng manh. Khi sử dụng tretinoin đồng nghĩa với việc tính acid của hoạt chất này sẽ hoạt động rất mạnh trên da, đối với da ở vùng mắt cũng không có ngoại lệ. Tretinoin đặc biệt có thể khiến vùng da quanh mắt đỏ ngứa, bong rát thậm chí là sưng tẩy, phù nề.
Cách khắc phục
Nên sử dụng các loại kem mắt chuyên biệt có chứa thành phần tretinoin hoặc retinol ở nồng độ thấp có chứa nhiều thành phần làm dịu để giảm kích ứng cho da.
Viêm da tiếp xúc, khô miệng
Biểu hiện
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn vẫn cố tình sử dụng tretinoin với liều lượng nhiều và tần suất lớn trong một thời gian dài khiến da quá tải, ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng nhẹ như mẩn đỏ, ngứa rát,..lâu dài gây viêm da nghiêm trọng như phồng rộp, nổi hạt, chảy nước…Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm, bạn càng có % cao bị viêm da tiếp xúc.
Vùng da quanh miệng cũng mỏng manh như vùng da mắt. Vì thế khi sử dụng tretinoin quá gần vùng miệng sẽ khiến bạn rơi vào trường hợp bị “tróc mép’.
Cách khắc phục
Đối với viêm da tiếp xúc nhẹ thì giảm tần suất sử dụng, tăng cường cấp ẩm hoặc dừng sử dụng sản phẩm. Nếu viêm da tiếp xúc nặng, dừng ngay việc sử dụng tretinoin và đến gặp ngay bác sĩ da liễu để được tư vấn và chữa trị.
Đối với khô miệng bạn có thể đặc biệt cấp ẩm nhiều hơn vùng quanh mép hoặc bỏ qua bôi vùng da quanh miệng nhé.
Ảnh hưởng tới thai nhi, em bé
Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai trong vòng 6 tháng thì không nên dùng tretinoin.
Tretinoin được cho là có nguy cơ đối với người mang thai,ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Vì vậy các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu và đang cho con bú tránh tuyệt đối các loại thuốc cả dạng uống lẫn dạng bôi chứa vitamin A, điển hình là isotretinoin và tretinoin dùng trong trị mụn, trị nám và 1 số bệnh da liễu khác.
Sử dụng Tretinoin có liên quan đến dị tật bào thai trong một số nghiên cứu trên động vật. Tuy không có nghiên cứu nào được kiểm soát trên bào thai người nhưng đã có những báo cáo về khả năng gây quái thai liên quan đến việc sử dụng tretinoin trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Lưu khi muốn sử dụng tretinoin
Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu
Nếu vẫn muốn dùng hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia để tránh kích ứng hoặc các phản ứng tiêu cực nguy hiểm.
Luôn luôn dùng kem chống nắng
Bạn PHẢI NHỚ dùng kem chống nắng đầy đủ. Nhắc lại thêm một lần nữa, dù bất cứ quy trình dưỡng da nào, có tretinoin hay không có tretinoin bạn cũng cần phải sử dụng kem chống nắng.
Da trở nên yếu và nhạy cảm hơn rất nhiều khi sử dụng tretinoin, vì thế hãy luôn nhớ bôi kem chống nắng, dù ở trong nhà!
Thận trọng khi kết hợp cùng các thành phần khác
Tăng cường “tiếp nước” cho da
Một điều không thể tránh khỏi khi sử dụng tretinoin đó là da trở nên khô và mất nước. Paula’s Choice khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm cấp ẩm có chứa Ceramide hoặc Hyaluronic Acid để cung cấp nước cho hàng rào bảo vệ da, hỗ trợ tái tạo bề mặt da tốt hơn nhé.
Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn
Điều quan trọng phải nhắc lại 3 lần. Mỗi hoạt chất lại có một thời gian để phát huy tác dụng trên da. Thời gian tối ưu để bạn có thể cảm nhận hiệu quả tuyệt vời của tretinoin là từ 5-6 tháng.